Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở trong ngành Tư pháp được thành lập và hoạt động ra sao?
Ngày 14/10/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 14/2015/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về đối tượng thi đua, khen thưởng; tổ chức phát động phong trào thi đua; danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức khen thưởng và tiêu chuẩn hình thức khen thưởng; thẩm quyền quyết định, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng khoa học, sáng kiến; Cụm, Khu vực thi đua và Quỹ Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp.
Theo đó, việc thành lập và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở trong ngành Tư pháp là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 37 Thông tư 14/2015/TT-BTP. Cụ thể như sau:
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở của Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập, tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cơ sở làm việc theo Quy chế hoạt động do thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành.
2. Tùy thuộc cơ cấu tổ chức, số lượng công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, số lượng thành viên của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cơ sở có thể là 3, 5, 7, 9 hoặc 11 thành viên với cơ cấu thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu tổ chức giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; Trường hợp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở có 9 hoặc 11 thành viên thì chỉ định 2 hoặc 3 Phó Chủ tịch, trong đó người đứng đầu tổ chức giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch Thường trực;
c) Các Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy, tổ chức Công đoàn và các thành viên khác là trưởng các đơn vị chuyên môn trực thuộc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị lựa chọn, quyết định.
3. Thường trực Hội đồng gồm có Chủ tịch và Phó Chủ tịch.
4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị tổ chức phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện phong trào thi đua trong lĩnh vực, nhiệm vụ quản lý của cơ quan, đơn vị, đảm bảo cho phong trào phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, đúng hướng, thiết thực và có hiệu quả;
b) Bình xét, lựa chọn những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua, trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn theo quy định;
c) Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị, đề xuất với thủ trưởng cơ quan, đơn vị về kế hoạch tổ chức, phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong cơ quan, đơn vị;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác được thủ trưởng cơ quan, đơn vị giao.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc thành lập và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở trong ngành Tư pháp. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 14/2015/TT-BTP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?