Bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm trong trường hợp có thảm hoạ lớn
Bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm trong trường hợp có thảm hoạ lớn được quy định tại Điều 12 Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm như sau:
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm:
1. Huy động lực lượng, phương tiện để di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm và tổ chức lực lượng bảo vệ, tránh mất mát, hư hỏng;
2. Tăng cường bảo vệ những tài sản, kho tàng, di sản văn hoá không thể di chuyển ngay được ra khỏi nơi nguy hiểm;
3. Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực bảo vệ các tài sản, kho tàng; tạm thời đình chỉ việc tham quan những khu vực có di sản văn hoá cần bảo vệ;
4. Các biện pháp cần thiết khác.
Trên đây là nội dung quy định về việc bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm trong trường hợp có thảm hoạ lớn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2002/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?