Nội dung chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Nội dung chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2017/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
1. Chi công tác phí cho những người thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chi điều tra, khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi hoạt động thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Chi cho công tác hệ thống hóa, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
6. Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Chi cho công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
8. Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
9. Chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ cho những người làm công tác theo dõi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
10. Chi tổ chức nghiên cứu khoa học về theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
11. Chi khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
12. Chi sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
13. Chi xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính.
14. Chi tổ chức cuộc thi, hội thi công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
15. Chi mua sắm, thuê trang thiết bị phục vụ cho quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
16. Chi công bố kết quả xử lý hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
17. Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể về thẩm quyền và cách thức xác định các hồ sơ phức tạp tại Bộ, ngành, địa phương mình.
18. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính (nếu có).
Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 19/2017/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?