Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền thương mại
Điều 289 luật Thương mại 2005 có quy định:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột được xếp hạng là là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào năm nào?
- Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định những nội dung nào?
- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mùng 1 tháng 3 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội mùng 1 tháng 3 2025 âm lịch bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?