Cử lại người đại diện giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Cử lại người đại diện giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được quy định tại Điều 20 Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:
1. Trước 03 tháng tính đến thời điểm người đại diện hết thời hạn làm đại diện thì chủ sở hữu xem xét để cử lại hoặc không cử lại làm đại diện. Trường hợp người đại diện không được cử lại, chủ sở hữu có trách nhiệm bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Người đại diện được cử làm đại diện tại một tập đoàn, một tổng công ty, một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
3. Điều kiện cử lại người đại diện
a) Có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5, 6 và Điểm a, b Khoản 3 Điều 18 Nghị định này;
b) Phải được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liên tiếp trước khi được cử lại làm đại diện.
4. Trong trường hợp đặc biệt, tùy trường hợp cụ thể, chủ sở hữu có thể xem xét, cử lại người đại diện khi còn đủ ít nhất hai phần ba thời gian công tác của nhiệm kỳ làm đại diện (tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định).
5. Quy trình cử lại người đại diện thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 19 Nghị định này.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc cử lại người đại diện giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 106/2015/NĐ-CP.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?