Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 48/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về giáo dục nghề nghiệp; chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc cấp tỉnh.
2. Quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh và quản lý hành chính theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật có liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
3. Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
4. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
6. Thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
7. Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh; công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc và công nhận hiệu trưởng trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
8. Tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi tay nghề cấp tỉnh theo hướng dẫn.
9. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.
10. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức và nhân sự đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
12. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp; báo cáo định kỳ về giáo dục nghề nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền.
14. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành.
15. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương theo thẩm quyền.
16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức cơ quan chuyên môn để giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.
18. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 48/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?