Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?
Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 32 Quyết định 868/QĐ-BHXH năm 2016 Quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định như sau:
1. Tổng Giám đốc
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh và công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo mà Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, Giám đốc BHXH tỉnh đã giải quyết nhưng người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật.
2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp
Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.
3. Giám đốc BHXH tỉnh
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT trong phạm vi quản lý của mình.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền giải quyết tố cáo của Bảo hiểm xã hội theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 868/QĐ-BHXH.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến đêm giao thừa 2025? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ ít nhất bao nhiêu ngày?
- Công ty luật nước ngoài phải thông báo thay đổi nội dung giấy phép thành lập khi nào?
- 05 trường hợp tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ 6/11/2024?
- Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mới nhất?
- Hướng dẫn trình tự cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke từ 12/11/2024?