Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Điều 16 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chínhm cụ thể như sau:
1. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận;
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện đó cho cơ quan điều tra, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc hội đồng bán đấu giá hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ một bản;
d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức chuyển giao cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Người quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
3. Tang vật, phương tiện khi đã được đưa ra khỏi nơi tạm giữ thì người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm về sự mất mát, thay đổi đối với tang vật, phương tiện đó.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?