Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ngân sách địa phương
Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ngân sách địa phương được quy định tại Điều 8 Quy trình kiểm toán ngân sách địa phương của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 06/2017/QĐ-KTNN như sau:
1. Việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán dựa trên những đánh giá tổng quát về các yếu tố tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tổng quát để làm cơ sở cho lựa chọn đơn vị được kiểm toán và các nội dung trọng yếu, cụ thể:
a) Đối với thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Xác định rủi ro kiểm toán của báo cáo quyết toán thu ngân sách của các cơ quan tổ chức thu ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và thu ngân sách xã; trên cơ sở đó phân nhóm các đơn vị theo mức rủi ro để làm cơ sở cho lựa chọn đơn vị được kiểm toán.
b) Đối với chi ngân sách cấp tỉnh: Xác định rủi ro kiểm toán của báo cáo quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh và các đơn vị dự toán, các ban quản lý chương trình mục tiêu, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc tỉnh; trên cơ sở đó phân nhóm các đơn vị theo mức rủi ro kiểm toán để làm cơ sở cho lựa chọn đơn vị được kiểm toán.
c) Đối với chi ngân sách cấp huyện: Xác định rủi ro kiểm toán của báo cáo quyết toán chi ngân sách cấp huyện và các đơn vị hành chính cấp huyện; trên cơ sở đó phân nhóm các đơn vị theo mức rủi ro kiểm toán để làm cơ sở cho lựa chọn các đơn vị hành chính cấp huyện được kiểm toán.
d) Đối với chi ngân sách cấp xã: Xác định rủi ro kiểm toán của báo cáo quyết toán chi ngân sách của các đơn vị hành chính cấp xã (theo đơn vị hành chính cấp huyện); trên cơ sở đó phân nhóm các đơn vị theo mức rủi ro để làm cơ sở cho lựa chọn đơn vị hành chính cấp xã được kiểm toán.
2. Trình tự, thủ tục xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán thực hiện theo quy định tại các Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; Đoạn 23 đến Đoạn 24 Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 16 đến Đoạn 18 Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
3. Một số lưu ý khi xác định rủi ro kiểm toán chi ngân sách:
a) Rủi ro tiềm tàng:
- Các khoản chi cho các cơ quan Đảng, an ninh, quốc phòng chiếm tỷ trọng đáng kể nhưng kiểm toán ngân sách địa phương không thực hiện kiểm toán. Một số khoản chi sự nghiệp (sự nghiệp môi trường, sự nghiệp giao thông...) có tính chất phức tạp, nhất là các đơn vị được bổ sung kinh phí sự nghiệp để mua sắm, sửa chữa cải tạo (ngoài dự toán đầu năm); chế độ chính sách về lĩnh vực chi ngân sách nhiều và thay đổi dẫn đến luôn tiềm ẩn các sai sót, sai phạm của các đơn vị trong quá trình quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
- Kinh phí Chương trình mục tiêu: Có nhiều văn bản quy định về chính sách chế độ, kéo dài qua nhiều năm; quy trình hỗ trợ các đối tượng chính sách tiềm ẩn sự trùng lắp giữa các chương trình, sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí...
- Đối với lĩnh vực chi đầu tư: Do đặc thù phức tạp của lĩnh vực đầu tư xây dựng, thời gian thực hiện dự án kéo dài, cơ chế quản lý thường xuyên thay đổi từ lúc có quyết định đầu tư đến khi hoàn thành kết thúc bàn giao đưa vào sử dụng nên tiềm ẩn sai sót có thể diễn ra ở các khâu từ khảo sát, thiết kế lập dự toán đến nghiệm thu, thanh quyết toán dự án hoàn thành.
b) Rủi ro kiểm soát:
- Đối với lĩnh vực chi thường xuyên: Số lượng các đơn vị dự toán tại các tỉnh, thành phố khá lớn nhưng chưa được các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, thanh tra; trình độ năng lực cán bộ chưa đồng đều... nên có thể dẫn đến sai sót trong tổng hợp lập báo cáo.
- Đối với lĩnh vực chi đầu tư: Tỷ trọng các đơn vị, các dự án đầu tư được thanh tra kiểm tra không lớn; Kho bạc nhà nước chủ yếu kiểm soát về thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư, cơ quan thẩm định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chủ yếu trên cơ sở hồ sơ quyết toán A-B lập với số lượng luỹ kế lớn, kéo dài từ nhiều năm, lực lượng cán bộ chưa đồng đều... vì vậy rủi ro kiểm soát ở mức cao đối với xác định khối lượng hoàn thành quyết toán, có thể chưa phù hợp với thực tế thi công ngoài hiện trường.
4. Một số lưu ý khi xác định rủi ro kiểm toán thu ngân sách:
a) Rủi ro tiềm tàng: Tính đa dạng trong loại hình kinh doanh cũng như sự phức tạp của đối tượng nộp thuế, đối tượng sử dụng ngân sách dẫn đến công tác quản lý thu, chi có nhiều khó khăn. Những thay đổi điều chỉnh lớn đối với chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước như thay đổi về thuế suất, điều kiện ưu đãi thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế; tình hình nợ đọng thuế không được tổng hợp, theo dõi đầy đủ trên hệ thống thông tin của cơ quan thuế...
b) Rủi ro kiểm soát: Người nộp thuế tự kê khai, tính thuế, tự chịu trách nhiệm và nộp hồ sơ khai thuế cho Cơ quan Thuế quản lý; số lượng người nộp thuế lớn nên hệ thống kiểm soát (thanh tra, kiểm tra...) chỉ thực hiện kiểm tra, thanh tra với tỷ trọng chưa tương xứng, chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc kiểm soát, hạn chế những sai sót.
Trên đây là nội dung quy định về việc xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ngân sách địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 06/2017/QĐ-KTNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?