Nội dung thẩm định công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng

Nội dung thẩm định công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Minh Quân hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang tìm hiểu về công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nội dung thẩm định công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng bao gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Nội dung thẩm định công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 05/2011/TT-BXD về quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành, theo đó bao gồm:

a) Điều kiện năng lực của nhà thầu, năng lực hành nghề của chủ nhiệm dự án khảo sát theo quy định;

b) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về khảo sát lập bản đồ địa hình;

c) Phạm vi đo vẽ và khối lượng thực hiện thực tế;

d) Chất lượng các công việc thực hiện ngoài hiện trường (ngoại nghiệp) bao gồm:

- Tài liệu kiểm định máy, mia và các thiết bị kỹ thuật có liên quan; các loại sổ đo, nhật ký trong quá trình đo khớp nối tọa độ, độ cao, lưới đo vẽ, đo chi tiết bản đồ địa hình; chất lượng các mốc khống chế cao độ và tọa độ;

- Hồ sơ, sơ đồ hệ thống mốc, mức độ chính xác của các mốc theo tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng, sơ đồ lưới đo vẽ, sơ đồ tính toán, bình sai, tài liệu đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp (nếu có);

- Độ chính xác của đường đồng mức và độ cao của một số địa hình, địa vật đặc trưng như nhà cửa và các công trình xây dựng, giao thông, hệ thống thủy lợi, đường ống, đường dây cao thế, điện thoại, ao hồ, sông ngòi…và các hiện tượng vật lý, địa chất quan sát được như đứt gãy, sụt lở, caster…trong khu vực khảo sát;

đ) Chất lượng các công việc thực hiện trong phòng (nội nghiệp) bao gồm:

-Tính chính xác, đồng bộ, hợp lý, lôgíc của các tài liệu, các tham số hệ quy chiếu, việc chia mảnh bản đồ;

- Ký hiệu bản vẽ, ký hiệu các địa vật theo tiêu chuẩn, quy phạm về đo vẽ bản đồ địa hình; tính chính xác, đầy đủ thể hiện các yếu tố nội dung theo ký hiệu, tu chỉnh bản vẽ theo quy định như: nét vẽ, kích thước, ký hiệu, kiểu chữ; độ chính xác vị trí đối tượng, tính liên tục của các yếu tố đường nét, tính chuẩn xác việc gắn cao độ cho các yếu tố địa hình, chất lượng các vùng, tiếp biên…

-Việc thể hiện địa hình, địa vật so với cao độ các điểm ghi chú, vị trí tương hỗ các địa vật quan trọng;

- Sơ đồ phân mảnh; sơ đồ lưới đo vẽ; sai số khép hình, khép cực, các điều kiện khác; sai số khép đường, các vòng khép độc lập (nếu có) đối với đo dẫn độ cao, trọng lực;

- Tài liệu tính toán mặt phẳng, độ cao, đánh giá độ chính xác tọa độ, độ cao;

- Kết quả tính toán, bình sai khối in trên giấy và tệp ghi dữ liệu;

- Sổ thống kê diện tích (trên giấy và trên đĩa CD; DVD...);

- Tệp dữ liệu bản đồ gốc (ghi trên đĩa CD; DVD...);

- Tệp ghi dữ liệu mô hình số địa hình (ghi trên đĩa CD; DVD...);

Nội dung báo cáo kỹ thuật theo đúng các yêu cầu quy trình, quy phạm, quy định kỹ thuật gồm: tính đầy đủ, hợp lý trong thuyết minh; các phụ lục có nội dung tương ứng với phần lời; trình bày rõ ràng, sạch, đẹp, đúng quy định.

e) Căn cứ vào tỷ lệ bản đồ, mức độ khó khăn của điều kiện địa hình, địa vật, hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu khảo sát, tổ chức thẩm định có thể xem xét một phần hoặc toàn bộ các nội dung chủ yếu được quy định tại điểm d và đ khoản này.

Trên đây là tư vấn về nội dung thẩm định công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 05/2011/TT-BXD. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Thiết kế xây dựng
Hỏi đáp mới nhất về Thiết kế xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết kế xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu gì? Thiết kế xây dựng được điều chỉnh khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dấu phê duyệt thiết kế xây dựng mới nhất 2024? Nộp phí thẩm định thiết kế xây dựng theo các hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế xây dựng có công dụng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải mọi thiết kế xây dựng đều phải được thẩm định, phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân hoạt động thiết kế xây dựng không có chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình như thế nào? Các nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thiết kế xây dựng
Thư Viện Pháp Luật
582 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thiết kế xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết kế xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào