Tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới

Tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Mai Linh, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiếm định xe cơ giới để phục vụ cho công việc. Cho tôi hỏi: Tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.     

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 51/2016/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiếm định xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:  

1. Sau khi hoàn thành tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới, trong thời gian không quá 03 tháng người tham gia tập huấn phải tham gia thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới tại một hoặc nhiều đơn vị đăng kiểm xe cơ giới. Khi có thay đổi về đơn vị đăng kiểm thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới, đăng kiểm viên thực tập phải báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Trong thời gian thực tập, người thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới (sau đây gọi là đăng kiểm viên thực tập) phải thực tập các nội dung sau: kiểm tra 05 công đoạn trên dây chuyền kiểm định, sử dụng thiết bị kiểm tra và các chương trình, phần mềm quản lý kiểm định xe cơ giới.

3. Đăng kiểm viên thực tập phải lập báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới và gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên hướng dẫn thực tập và chịu trách nhiệm về nội dung thực tập của đăng kiểm viên thực tập tại đơn vị.

5. Người hướng dẫn thực tập phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hoặc đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng. Đăng kiểm viên thực tập được kiểm tra và đánh giá xe cơ giới vào kiểm định dưới sự hướng dẫn, giám sát của người hướng dẫn thực tập; người hướng dẫn thực tập phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá tình trạng kỹ thuật xe cơ giới vào kiểm định.

6. Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm:

a) Công đoạn 1: Lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát;

b) Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của phương tiện;

c) Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;

d) Công đoạn 4: Kiểm tra môi trường;

d) Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới của phương tiện.

Trên đây là nội dung tư vấn về tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 51/2016/TT-BGTVT.

Trân trọng!         

Tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới
Hỏi đáp mới nhất về Tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới
Hỏi đáp pháp luật
Tập huấn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt
Hỏi đáp pháp luật
Tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới
227 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào