Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là gì?

Cho hỏi phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là gì? -Thắc mắc của chú Bình (Bình Định)

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là gì?

Hiện tại, Hiến pháp 2013 hay các văn bản quy phạm pháp luật khác không có quy định về về phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là gì. Tuy nhiên, về cơ bản, có thể tìm hiểu như sau:

Trước tiên, cần hiểu phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là tổng thể những biện pháp, cách thức, phương thức mà ngành luật đó sử dụng để tác động lên ý chí, hành vi của các bên tham gia vào quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh.

Theo đó, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là cách thức, biện pháp tác động lên các chủ thể trong quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành - điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

Xuất phát từ tính chấp hành - điều hành trong quan hệ hành chính nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng.

Theo phương pháp này thì trong hai bên của quan hệ hành chính, bên này phải phục tùng ý chí của bên kia chẳng hạn như: quan hệ giữa các cơ quan hành chính cấp trên và cấp dưới; giữa các cơ quan hành chính nhà nước và công dân;...

Cụ thể, bên được trao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước là bên được ra các quyết định mang tính đơn phương, kiểm tra hoạt động của bên còn lại, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định pháp luật còn bên còn lại bắt buộc phải thi hành, phục tùng các quyết định, biện pháp này.

Chẳng hạn, công dân được quyền xin cấp đất xây dựng nhà ở tuy nhiên việc xem xét và quyết định có cấp hay không là quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước và khi quyết định đã ban hành, công dân phải chấp hành quyết định, tất nhiên, pháp luật cũng đồng thời cho phép người dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính.

Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp, quan hệ pháp luật hành chính được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận. Theo đó trong quan hệ này tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ.

Chẳng hạn như trong quan hệ hành chính phối hợp giữa hai cơ quan hành chính để ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì các bên trong quan hệ này có tư cách, ý chí bình đẳng với nhau hay đây còn được gọi là quan hệ pháp luật hành chính ngang.

Như vậy, Luật hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy - phục tùng và phương pháp thỏa thuận trong đó phương pháp đặc trưng và chiếm lĩnh trong hầu hết các quan hệ pháp luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng.

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là gì?

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là gì? (Hình từ Internet)

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tội phạm tỉnh Tuyên Quang năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 29 tháng 8 là ngày gì? Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 8 là ngày gì? 28 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 27 tháng 8 là ngày gì? 27 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế độc thân là gì? Không kết hôn có bị xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hôm nay (24/8/2024) là ngày gì? Lịch âm hôm nay 2024 - Lịch vạn niên 2024 tháng này?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ hội sầu riêng Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk lần thứ 2 năm 2024 diễn ra vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
30 tháng 8 năm 2024 là thứ mấy, ngày gì? 30 tháng 8 năm 2024 là ngày mấy âm? NLĐ có được nghỉ làm ngày 30/8/2024 không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
27,468 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào