Trình tự xây dựng chương trình công tác năm của Bộ Tài chính
Trình tự xây dựng chương trình công tác năm của Bộ Tài chính được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 469/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
a) Yêu cầu:
- Những đề án, công việc đăng ký trong chương trình công tác năm của Bộ phải được thể hiện kết hợp giữa các nhiệm vụ nêu trong các văn bản, ý kiến chỉ đạo của cấp trên với sự chủ động đề xuất của đơn vị. Mỗi đề án, công việc cần xác định rõ: nội dung chính; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; người phụ trách; cấp trình (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính) và thời hạn trình từng cấp;
- Đơn vị chủ trì phải chịu trách nhiệm về tiến độ chuẩn bị và nội dung thực hiện công việc đã đưa vào chương trình công tác của Bộ.
b) Phân công thực hiện:
- Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế và các Vụ, Cục, Tổng cục, các đơn vị liên quan thuộc Bộ xây dựng chương trình công tác năm của Bộ;
- Chậm nhất trước ngày 05 tháng 11 hằng năm (đối với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật) các đơn vị thuộc Bộ gửi Vụ Pháp chế. Trước ngày 05 tháng 11 hằng năm (đối với báo cáo công tác phục vụ công tác kiểm điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ), trước ngày 15 tháng 12 hằng năm (đối với báo cáo phục vụ tổng kết công tác năm của cơ quan Bộ Tài chính), các đơn vị thuộc Bộ gửi Văn phòng Bộ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm. Nêu cụ thể các công việc, đề án đã hoàn thành, các đề án thực hiện còn chậm, phân tích rõ nguyên nhân thực hiện chậm và dự kiến danh mục công việc, đề án cần trình các cấp trong năm sau (chi tiết danh mục từng đề án, tiến độ thực hiện, cấp trình,...). Nội dung báo cáo và chương trình công tác năm của từng đơn vị cần được đánh giá và xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Văn phòng Chính phủ đăng ký những đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong năm sau của Bộ đưa vào chương trình công tác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm, trong đó xác định cụ thể chương trình công tác các tháng trong quý I.
Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng kết, đánh giá chương trình công tác năm của Bộ Tài chính phục vụ công tác kiểm điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm (hoặc theo thời gian đề nghị của Văn phòng Chính phủ); trình Bộ duyệt báo cáo phục vụ tổng kết công tác năm của cơ quan Bộ Tài chính.
- Chậm nhất 5 ngày làm việc sau khi nhận được chương trình công tác năm của Chính phủ do Văn phòng Chính phủ gửi, trên cơ sở Hội nghị tổng kết công tác cuối năm cơ quan Bộ, Văn phòng Bộ phải xây dựng chương trình công tác năm sau của Bộ gửi các đơn vị liên quan để tham gia ý kiến;
- Các đơn vị phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Văn phòng Bộ trong phạm vi 2 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được tài liệu) để Văn phòng Bộ tổng hợp trình các Thứ trưởng và Bộ trưởng duyệt, giao Chánh Văn phòng Bộ ký ban hành Chương trình công tác năm của Bộ gửi Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ để thực hiện.
Trên đây là nội dung quy định về trình tự xây dựng chương trình công tác năm của Bộ Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 469/QĐ-BTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?