Các đối tượng nào được cộng tác viên trợ giúp pháp lý?
Đối tượng, phạm vi trợ giúp pháp lý của cộng tác viên trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 13 Thông tư 07/2012/TT-BTP hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:
Cộng tác viên chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý đối với các vụ việc thuộc phạm vi trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh đó tại Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý có quy định về Phạm vi trợ giúp pháp lý như sau:
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi sau đây:
a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;
b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;
c) Vụ việc trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác chuyển đến.
2. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.
Trên đây là nội dung câu trả lời về đối tượng, phạm vi trợ giúp pháp lý của cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2012/TT-BTP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 11 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc bị xử phạt bao nhiêu?
- Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động có phải nhận người lao động trở lại làm việc không?
- Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động không?
- Giá vé vào thăm quan Dinh Độc Lập Hiện nay là bao nhiêu? Những đối tượng nào được miễn, giảm phí tham quan Dinh Độc Lập?