Ngân hàng hợp tác xã chi những khoản nào cho hoạt động quản lý, công vụ?

Nội dung chi cho hoạt động quản lý, công vụ của Ngân hàng hợp tác xã được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Tháp. Gần đây, tôi có tìm hiểu thêm về lĩnh vực tài chính ngân hàng cụ thể là hoạt động của các tổ chức tín dụng trong đó có loại hình Ngân hàng hợp tác xã. Qua một vài tài liệu, tôi được biết, hiện nay, doanh thu của Ngân hàng hợp tác xã được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Tôi thắc mắc không biết Ngân hàng hợp tác xã chi những khoản nào cho hoạt động quản lý, công vụ? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Ngọc Duy (duy***@gmail.com)

Ngày 08/07/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 93/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã.

Theo đó, nội dung chi cho hoạt động quản lý, công vụ của Ngân hàng hợp tác xã là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 93/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau: 

- Chi công tác phí;

- Chi trả tiền điện, nước, điện thoại, giấy in, văn phòng phẩm và chi vật liệu khác;

- Chi về nghiệp vụ kho quỹ;

- Chi vận chuyển tiền;

- Chi thuê tư vấn, chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước;

- Chi kiểm toán;

- Các khoản chi phí hoa hồng đại lý, chi phí uỷ thác phải thể hiện trong các hợp đồng đại lý, uỷ thác có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ;

- Chi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ thực hiện theo quy định hiện hành;

- Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ: phần chi phí còn thiếu sau khi đã sử dụng hết quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

- Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

- Chi cho việc thực hiện trách nhiệm và quyền hạn đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí: theo nguyên tắc phù hợp với hiệu quả thực tế đem lại; Ngân hàng phải xây dựng và công bố công khai các quy chế chi thưởng và thành lập hội đồng để nghiệm thu sáng kiến;

- Chi phòng cháy chữa cháy;

- Chi cho công tác bảo vệ môi trường;

- Chi cho công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hội nghị, lễ tân khánh tiết và các loại chi phí khác theo chế độ quy định và phải có hoá đơn hoặc chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, gắn với kết quả kinh doanh của Ngân hàng;

- Chi phí hoa hồng môi giới: Việc chi hoa hồng môi giới của Ngân hàng phải gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. Ngân hàng căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới phù hợp với quy định của pháp luật để áp dụng thống nhất và công khai trong Ngân hàng. Hội đồng quản trị Ngân hàng phê duyệt quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng trong đơn vị mình.

Đối tượng được hưởng khoản hoa hồng môi giới là các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) có làm dịch vụ môi giới cho Ngân hàng. Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của Ngân hàng, các khách hàng được chỉ định, các chức danh quản lý, nhân viên của Ngân hàng.

Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa Ngân hàng và bên nhận hoa hồng môi giới, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.

Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê tài sản của Ngân hàng tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản do môi giới mang lại trong năm.

Đối với khoản chi môi giới bán tài sản chế chấp, cầm cố: mức chi hoa hồng môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố của Ngân hàng không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản qua môi giới.

- Chi bảo vệ cơ quan; chi cho công tác dân quân tự vệ, quốc phòng, an ninh.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nội dung chi cho hoạt động quản lý, công vụ của Ngân hàng hợp tác xã. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 93/2013/TT-BTC.

Trân trọng!

Hợp tác xã
Hỏi đáp mới nhất về Hợp tác xã
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ lưu trữ tài liệu của hợp tác xã áp dụng như thế nào từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên chính thức của hợp tác xã bị chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã trong trường hợp nào theo Luật Hợp tác xã 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp tác xã có bắt buộc phải có ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp Thành viên liên hiệp hợp tác xã bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu nhập kho áp dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới nhất theo Thông tư 24?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng chấm công áp dụng đối với hợp tác xã mới nhất theo Thông tư 24?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã mới nhất theo Thông tư 09?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị đăng ký tổ hợp tác áp dụng từ 01/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp tác xã
Thư Viện Pháp Luật
158 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp tác xã
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào