Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam có hiệu lực từ ngày 10/11/2017 thì nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới được quy định cụ thể như sau:
- Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới bao gồm:
+ Ngân sách nhà nước;
+ Khoản thu từ phí tham quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;
+ Khoản thu từ hoạt động dịch vụ tại di sản thế giới;
+ Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
+ Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Các khoản thu nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, được sử dụng để chi trả cho hoạt động trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 109/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tin mới nhất về tăng lương hưu 2025?
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024)?
- Từ ngày 01/07/2025, việc tăng lương hưu phải thỏa đáng đối với đối tượng nào?
- Tải Nghị định 130 về kê khai tài sản pdf cập nhật đầy đủ?