Quy định về lãi tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước
Lãi tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước được quy định tại Điều 19 Thông tư 61/2014/TT-BTC hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Đối tượng không được hưởng lãi
- Tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán (kể cả tài khoản tiền gửi khác của đơn vị dự toán), tài khoản tiền gửi của đơn vị chủ đầu tư, chủ dự án mở tại KBNN và được cấp kinh phí từ NSNN.
- Tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp có vốn nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên ...) cung cấp hàng hóa, dịch vụ như điện thắp sáng, điện thoại, nước, ... được sự đồng ý của KBNN cho phép đăng ký, sử dụng tài khoản tại KBNN nơi đơn vị tiếp nhận các khoản thanh toán hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mua hàng.
- Các tài khoản tiền gửi theo quy định bắt buộc phải mở tại KBNN, trừ trường hợp được hưởng lãi theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối tượng được hưởng lãi tiền gửi
- Tài khoản tiền gửi Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương và của cấp tỉnh (bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ);
- Tài khoản tiền gửi quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (kể cả tài khoản chuyên thu);
- Tài khoản tiền gửi quỹ Bảo hiểm y tế;
- Tài khoản tiền gửi vốn đầu tư XDCB của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế (nếu có);
- Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân không có nguồn gốc từ NSNN gửi tại KBNN theo quy định được KBNN trả lãi hàng tháng;
- Tài khoản tiền gửi khác được hưởng lãi theo quy định cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Mức lãi suất tiền gửi và phương pháp tính
a) Mức lãi suất tiền gửi
Tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tại các đơn vị KBNN quy định tại khoản 2 nêu trên được hưởng lãi theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước trả cho KBNN trong cùng kỳ. KBNN tỉnh, thành phố thông báo mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trả cho KBNN cho từng KBNN quận, huyện trực thuộc.
b) Phương pháp tính
- Lãi tiền gửi trả các đơn vị, tổ chức, cá nhân được KBNN tính một lần vào ngày cuối cùng của tháng và được chuyển trả đơn vị chậm nhất trong 5 ngày đầu của tháng sau trừ ngày nghỉ, ngày lễ.
- Số dư tính lãi là số dư cuối ngày của tất cả các ngày trong tháng (số ngày thực tế) có trên tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức, cá nhân.
- Số ngày tính lãi trong tháng được quy định thống nhất là 30 ngày, lãi suất sử dụng trong công thức là lãi suất tính theo tháng.
- Số lãi phải trả cho đơn vị, tổ chức, cá nhân được tính theo phương pháp tính lãi tính theo tích số, công thức tính như sau:
Số lãi phải trả = |
D1 + D2 + D3 +……+ D31 |
x Lãi suất |
30 |
Trong đó:
D1: là số dư tài khoản tính lãi ngày 01 của tháng ...
D2: là số dư tài khoản tính lãi ngày 02 của tháng ...
D3: là số dư tài khoản tính lãi ngày 03 của tháng ...
…
D31: là số dư tài khoản tính lãi ngày 31 của tháng ... (nếu tháng ... có 31 ngày).
(Tổng số ngày thực tế là số ngày của tháng tính lãi, có thể là 28, 29, 30 hoặc 31 ngày).
Trên đây là nội dung tư vấn về lãi tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 61/2014/TT-BTC.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?