Chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng từ 28/10/2017

Chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phan Cẩm Hòa. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Phạm Cẩm Hòa (camhoa*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành có hiệu lực từ ngày 28/10/2017 thì chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng được quy định như sau:

1. Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác (bao gồm: công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định) được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này.

3. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại khoản 2 Điều này nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.

4. Trong cùng một thời điểm làm việc, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên (của nhiều ngành, nghề khác nhau) thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.

5. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

6. Một số ví dụ cụ thể:

- Ví dụ 1: Đồng chí P, tháng 7 năm 1982 được Quân đội tuyển dụng công nhân quốc phòng. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí công nhân quốc phòng P có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

Thời gian là công nhân quốc phòng từ tháng 7 năm 1982 đến hết tháng 6 năm 2016 là 34 năm. Như vậy, ngày 01 tháng 7 năm 2016 đồng chí công nhân quốc phòng P có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là 34 năm và được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 34%.

- Ví dụ 2: Đồng chí Q, tháng 3 năm 2007 được Quân đội tuyển dụng viên chức quốc phòng, tháng 6 năm 2016 chuyển ngành sang Sở Tài chính thành phố Hà Nội. Tháng 6 năm 2016 đồng chí Q không được hưởng phụ cấp thâm niên.

- Ví dụ 3: Đồng chí công nhân quốc phòng A, nhận lương hưu từ tháng 6 năm 2016. Đồng chí A không được hưởng phụ cấp thâm niên để tính lương hưu.

- Ví dụ 4: Đồng chí X, tháng 01 năm 2008 được Quân đội tuyển dụng công nhân quốc phòng, tháng 9 năm 2014 được Quân đội tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X có thời gian công tác tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

Tổng thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 8 năm 6 tháng, gồm 6 năm 8 tháng là công nhân quốc phòng (từ tháng 01 năm 2008 đến hết tháng 8 năm 2014) và 1 năm 10 tháng là quân nhân chuyên nghiệp (từ tháng 9 năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2016). Theo đó, tháng 7 năm 2016 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 8%; (tháng 6 năm 2016 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp X chưa được hưởng phụ cấp thâm niên).

- Ví dụ 5: Đồng chí C, công tác ở ngành Hải quan đủ 12 năm. Tháng 01 năm 2014 được Quân đội tuyển dụng làm viên chức quốc phòng. Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2016, đồng chí viên chức quốc phòng C có thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

Tổng thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm 6 tháng, gồm 12 năm công tác ở ngành Hải quan và 2 năm 6 tháng là viên chức quốc phòng (từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2016). Theo đó, tháng 7 năm 2016 đồng chí viên chức quốc phòng C được hưởng phụ cấp thâm niên với tỷ lệ là 14%.

- Ví dụ 6: Đồng chí B là công chức quốc phòng, được Quân đội tuyển dụng từ tháng 3 năm 2011. Tháng 7 năm 2016 đồng chí công chức quốc phòng B không được hưởng phụ cấp thâm niên vì không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 224/2017/TT-BQP.

Trân trọng!

Viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử của viên chức ngành Lưu trữ khi thực hiện nhiệm vụ được giao là gì? Không được gợi ý nhận tiền, quà biếu của cá nhân đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của giáo viên mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng tuyển dụng gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển đến viên chức qua địa chỉ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dưới 18 tuổi được đăng ký dự tuyển viên chức vào lĩnh vực nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dự thi tuyển viên chức có thể xem kết quả tuyển dụng tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên là công chức hay viên chức? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên cần đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trúng tuyển viên chức bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào viên chức gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dự thi tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên thì cộng điểm ưu tiên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì có đánh giá xếp loại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viên chức
Thư Viện Pháp Luật
510 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào