Thông tin, hình ảnh nào không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc?

Thông tin, hình ảnh nào không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang công tác trong ngành y tế của tỉnh Lâm Đồng, hiện tôi đang muốn tìm hiểu một số quy định liên quan đến vấn đề xác nhận nội dung quảng cáo thuốc để phục vụ cho nhu cầu công việc của mình. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Các thông tin, hình ảnh nào không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Hạ Vi (vi***@gmail.com)

Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc được quy định tại Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành như sau:

1. Các thông tin, hình ảnh quy định tại Luật quảng cáo.

2. Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.

3. Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.

4. Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt.

5. Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc.

6. Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.

7. Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:

a) Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;

b) Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;

c) Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;

d) Chỉ định mang tính kích dục;

đ) Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;

e) Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy;

g) Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;

h) Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi.

8. Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

9. Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.

10. Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.

11. Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.

12. Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.

13. Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.

14. Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

15. Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.

16. Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Trên đây là nội dung tư vấn về các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Quảng cáo thuốc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo thuốc
Hỏi đáp Pháp luật
Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thông tin, hình ảnh nào không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thuốc không kê đơn mới nhất năm 2023? Thuốc không kê đơn có được quảng cáo hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các thông tin bị cấm khi quảng cáo thuốc năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc năm 2024 thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc năm 2023? Những loại thuốc nào được phép quảng cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo thuốc trên mạng xã hội hoặc trên các website cần đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông, trang tin điện tử
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo thuốc
537 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo thuốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo thuốc

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Luật Dược và các văn bản hướng dẫn mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào