Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập lấy kinh phí hoạt động từ đâu?
Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo đó, kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
a) Nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội;
b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyện;
d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
đ) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số thông tin về nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội công lập, bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp;
- Nguồn thu phí dịch vụ từ các đối tượng tự nguyện;
- Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở trợ giúp xã hội;
- Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?