Quy định về chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã
Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì hoạt động chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã được quy định cụ thể như sau:
- Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên thực hiện như sau:
+ Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân: chỉ được chuyển nhượng một phần vốn góp của mình (nhưng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tối thiểu) cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 34 Thông tư 31/2012/TT-NHNN;
+ Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân: được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định lại Điều 34 Thông tư 31/2012/TT-NHNN. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên tối thiểu theo quy định tại Điều 31 Thông tư 31/2012/TT-NHNN.
- Khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 35 Thông tư 31/2012/TT-NHNN, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho pháp nhân khác hoặc được trả lại vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định tại các khoản 4 Điều 33 Thông tư 31/2012/TT-NHNN.
- Khi chấm dứt tư cách thành viên, việc chuyển nhượng vốn góp cho các pháp nhân khác phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư này.
- Việc hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thực trạng tài chính của ngân hàng hợp tác xã khi quyết toán cuối năm và chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Không làm giảm vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã xuống dưới mức vốn pháp định;
+ Không dẫn đến vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
+ Đảm bảo khả năng thanh khoản tại thời điểm đó;
+ Thành viên đã giải quyết dứt điểm nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hợp tác xã bao gồm:
++ Đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ vay (cả gốc và lãi);
++ Đã bồi hoàn đầy đủ các khoản tổn thất phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm;
++ Đã xử lý các khoản lo trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên.
- Việc hoàn trả, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của thành viên phải được Đại hội thành viên thông qua
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp của ngân hàng hợp tác xã. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 31/2012/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?