Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Lan Vy, hiện công tác tại Tp.HCM. Tôi đang tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Cho tôi hỏi: Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)      

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:  

1. Tổ chức đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

2. Bố trí giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên đề giảng dạy và bảo đảm đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016).

3. Tổ chức thi và lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.

4. Duy trì, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo thẩm tra viên.

5. Thu và sử dụng học phí đào tạo theo quy định hiện hành.

6. Lập và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

7. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

8. Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, về công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của năm trước.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 29/2017/TT-BGTVT.

Trân trọng!       

Thẩm tra viên
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm tra viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương thẩm tra viên thi hành án dân sự hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương thẩm tra viên chính hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu thì được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức giữ chức danh Thẩm tra viên cao cấp được bố trí làm việc tại những TAND nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu ngạch Thẩm tra viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có được quyền thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm tra viên tòa án là ai? Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Điều kiện để ngạch chuyên viên trở thành Thẩm tra viên tòa án?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm tra viên và Chấp hành viên thi hành án dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Quyền của Thẩm tra viên thi hành án dân sự về ký tên, đóng dấu
Hỏi đáp pháp luật
Tại sao tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng, Phó trưởng cơ quan thi hành án dân sự không có Thẩm tra viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm tra viên
188 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẩm tra viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào