Quy định về đại hội luật sư của Đoàn luật sư và đại hội đại biểu luật sư toàn quốc của Liên đoàn luật sư Việt Nam
Đại hội luật sư của Đoàn luật sư và Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc của Liên đoàn luật sư Việt Nam được quy định tại Điều 12 Thông tư 17/2011/TT-BTP hướng dẫn quy định của Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư do Bộ Tư pháp ban hành như sau:
1. Đại hội luật sư của Đoàn luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn luật sư. Căn cứ vào số lượng thành viên của Đoàn luật sư, Điều lệ của Liên đoàn luật sư, Đoàn luật sư có thể tổ chức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư (sau đây gọi chung là Đại hội luật sư của Đoàn luật sư).
Số lượng và thể thức lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư do Điều lệ Đoàn luật sư quy định.
Việc lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư phải đảm bảo bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch. Việc phân bổ đại biểu tham dự Đại hội phải căn cứ vào số lượng đại biểu dự kiến triệu tập, đảm bảo có đại diện của các tổ chức hành nghề luật sư, cơ cấu về giới, lứa tuổi, dân tộc và cơ cấu quận, huyện, thị xã nơi cư trú của luật sư.
Liên đoàn luật sư Việt Nam hướng dẫn việc lựa chọn, phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư.
2. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc do Hội đồng luật sư toàn quốc triệu tập. Hội đồng luật sư toàn quốc hướng dẫn cụ thể về số lượng và phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc.
Việc lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc phải đảm bảo bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch và từ các Đoàn luật sư. Việc phân bổ đại biểu tham dự Đại hội luật sư toàn quốc căn cứ vào số lượng đại biểu dự kiến triệu tập, đảm bảo có đại diện của các Đoàn luật sư, cơ cấu về giới, lứa tuổi, dân tộc và cơ cấu vùng, miền.
3. Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư hoặc Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc phải là luật sư và đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư;
c) Có uy tín, tinh thần trách nhiệm và khả năng đóng góp vào các quyết định của Đại hội; có khả năng truyền đạt kết quả Đại hội đến các luật sư khác.
4. Việc tổ chức Đại hội luật sư của Đoàn luật sư và Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc được tiến hành theo quy định tại Điều 11 và Điều 21 của Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
Trên đây là nội dung quy định về Đại hội luật sư của Đoàn luật sư và Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 17/2011/TT-BTP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?