Nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt
Ngày 15/11/2010, Bộ Công an ban hành Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định việc cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt. Thông tư này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, trình tự kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương; cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2010/TT-BCA. Cụ thể như sau:
1. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực ga, bao gồm:
a) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và an toàn cho hành khách, hàng hóa; việc tổ chức, bố trí và cơ chế hoạt động của lực lượng làm công tác bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực ga;
b) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt của các tổ chức, cá nhân trong khu vực ga;
c) Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm các công trình, thiết bị đường sắt trong khu vực ga.
2. Điều tra cơ bản toàn diện về tình hình và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn quản lý.
3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên phương tiện, tuyến giao thông đường sắt; giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
4. Phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; về vận chuyển vật liệu nổ và các hàng nguy hiểm khác trên phương tiện giao thông đường sắt.
5. Phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an và các lực lượng khác có liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho các đoàn tàu chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, tàu chở hàng đặc biệt.
6. Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật công trình và thiết bị đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, về điều kiện và trách nhiệm của nhân viên đường sắt.
7. Báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, đơn vị liên quan có biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 26/2010/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?
- Hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2024 của doanh nghiệp nhà nước là ngày nào?
- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?