Những cá nhân tổ chức có thể tham gia phòng chống bạo lực gia đình
Luật phòng chống bạo lực gia đình có quy định về trách nhiệm của các nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó trách nhiệm của cá nhân và gia đình được quy định rất cụ thể tại Điều 31 và Điều 32:
- Về trách nhiệm của cá nhân, luật quy định: Mọi người có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình về hôn nhân và gia đình về bình đẳng giới, về phòng chống ma túy, mại dâm và pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội khác, kịp thời ngăn chặn và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về hành vi bạo lực gia đình.
- Về trách nhiệm của gia đình., Luật quy định: Gia đình có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng chống ma túy mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; Phối hợp với cơ quan tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng chống bạo lực gia đình; thực hiện các biện pháp khác về phòng chống bạo lực gia đình theo quy định của luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?