Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 21/10/2017) về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức được quy định như sau:
1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định các chương trình thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị thành lập hoặc trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu bồi dưỡng, được giao biên soạn.
3. Hội đồng thẩm định có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng, 02 ủy viên kiêm phản biện và các ủy viên khác.
4. Các thành viên Hội đồng phải là những nhà quản lý, khoa học có kinh nghiệm, uy tín, trình độ chuyên môn phù hợp và không phải là những người trực tiếp biên soạn chương trình, tài liệu được thẩm định.
Trên đây là nội dung tư vấn về hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết 2025 là bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 nghỉ vào thứ mấy?
- Lịch âm 2025 - lịch vạn niên 2025: Xem đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2025?
- Thanh tra chuyên ngành thống kê là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước về những đối tượng nào?
- Cách thức kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện như thế nào?
- 03 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước là gì? Kinh phí cho hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước lấy từ đâu?