Thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kiểm đếm, đóng gói sẽ được xử lý như thế nào?
Xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kiểm đếm, đóng gói được quy định tại Điều 64 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:
Trường hợp thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo Biên bản của Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền, Hội đồng kiểm kê theo quy định của Thông tư này, người có tên trên niêm phong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá phải bồi thường 100% giá trị tài sản thiếu. Nếu tái phạm thì tùy mức độ phải chịu kỷ luật theo quy định. Trường hợp nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các trường hợp thừa tiền trong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền được ghi thu nghiệp vụ cho ngân hàng có tên trên niêm phong.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào Khoản 1 Điều này để quy định trong hệ thống việc xử lý thừa hoặc thiếu tờ (miếng) trong các bó (túi) tiền đã giao nhận trong ngành Ngân hàng theo bó đủ 10 thếp nguyên niêm phong hoặc túi tiền kim loại nguyên niêm phong.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kiểm đếm, đóng gói. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 01/2014/TT-NHNN.
Trân trọng thông tin đến bạn!
- Thủ tục giảm tiền thuê đất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 năm 2022?
- Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Trong hoạt động cấp tín dụng, công tác quản lý rủi ro về môi trường được thực hiện dựa trên những loại thông tin nào?
- Lý do nào được xem là lý do chính đáng khi không có mặt đúng thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
- Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được xác định dựa trên nguyên tắc nào?