Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất là gì?

Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Anh, sống tại Bình Dương. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tôi đang tìm hiểu về trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất nhưng chưa tìm được văn bản quy định nội dung này. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất là gì? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)    

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2017/TT-BCT (có hiệu lực ngày 11/09/2017) quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì:

1. Duy trì các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 77/2016/NĐ-CP  và Thông tư này trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số tạm nhập, tái xuất.

2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.

3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):

a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam;

b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy;

c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.

5. Thông báo cho Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trong trường hợp có thay đổi về các điều kiện đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc mất, thất lạc Mã số tạm nhập, tái xuất.

6. Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo gửi trong tuần đầu tiên của quý tiếp theo về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho bãi và nơi doanh nghiệp tái xuất hàng hóa.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 11/2017/TT-BCT.

Trân trọng!    

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào