Bộ Công thương kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao như thế nào?

Bộ Công thương kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Thái Dương, hiện đang công tác tại Tòa soạn báo Pháp luật. Trong quá trình làm việc, tôi thấy một số bài viết, tin tức đề cập đến việc kiểm tra thi hành trên thực tế các văn bản của Bộ Công thương. Tôi thắc mắc không biết Bộ Công thương kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (093***)

Kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của Bộ Công thương được quy định từ Điều 37 đến Điều 42 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2385/QĐ-BCT năm 2013 như sau:

Điều 37. Mục đích kiểm tra

1. Đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành của Bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ về các công việc được giao; kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

2. Đảm bảo cho hoạt động chỉ đạo điều hành được thông suốt; giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong hệ thống hành chính nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện tiêu cực trong quản lý nhà nước.

3. Đề cao ý thức kỷ luật và trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng cơ quan và cán bộ, công chức của Bộ.

4. Tăng cường nắm sát tình hình cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, bảo đảm cho các chủ trương chính sách đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tốt trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Điều 38. Nguyên tắc kiểm tra

1. Kiểm tra là công tác phải tiến hành thường xuyên và có kế hoạch, đồng thời phải có sự phối hợp để tránh chồng chéo. Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền kiểm tra quyết định kế hoạch và hình thức kiểm tra.

2. Kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.

3. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải xử lý thỏa đáng.

4. Qua kiểm tra phải tạo được những kết quả tích cực trong quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành, kỷ cương, kỷ luật hành chính.

Điều 39. Phạm vi và đối tượng kiểm tra

1. Phạm vi kiểm tra: Bộ có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành các văn bản của cấp trên và của Bộ ban hành có quy định những nhiệm vụ, công việc mà Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý có trách nhiệm thực hiện.

2. Đối tượng kiểm tra: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý chịu sự kiểm tra của Bộ.

3. Việc kiểm tra đối với các Bộ, ngành khác, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thi hành các văn bản có liên quan được tiến hành theo các quy định của pháp luật.

Điều 40. Thẩm quyền kiểm tra

1. Bộ trưởng kiểm tra mọi hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ và của cá nhân Bộ trưởng theo quy định của pháp luật.

2. Thứ trưởng kiểm tra hoạt động của các đơn vị, lĩnh vực chuyên môn được phân công phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra do Bộ trưởng giao.

3. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra trong phạm vi chúc năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định và kiểm tra việc thực hiện các công việc do Lãnh đạo Bộ ủy quyền hoặc giao chủ trì.

Điều 41. Phương thức kiểm tra

1. Đơn vị tự kiểm tra: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ thường xuyên tổ chức tự kiểm tra việc thi hành các văn bản, công việc được giao tại đơn vị, phát hiện các vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.

2. Tiến hành tự kiểm tra:

a) Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ và các công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra tiến hành làm việc trực tiếp tại đơn vị cần kiểm tra để nắm tình hình;

b) Lãnh đạo Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo bằng văn bản về tình hình và kết quả thực hiện các văn bản, công việc được giao;

c) Bộ trưởng ủy quyền cho một cán bộ cấp Vụ, Tổng cục, Cục chủ trì việc kiểm tra hoặc quyết định thành lập các đoàn kiểm tra việc thi hành các văn bản trong từng lĩnh vực hoặc từng công việc cần tập trung chỉ đạo trong từng thời kỳ. Đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng đề cương kiểm tra, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt và triển khai thực hiện;

d) Kiểm tra thông qua tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện được áp dụng với những chương trình, dự án lớn;

đ) Phương thức khác do Bộ trưởng quyết định.

Điều 42. Báo cáo kết quả kiểm tra

1. Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra và báo cáo với Thủ trưởng phụ trách kiểm tra. Báo cáo phải nêu rõ nội dung kiểm tra, đánh giá những mặt được và chưa được, những sai phạm cùng biện pháp khắc phục và kiến nghị hình thức xử lý (nếu có).

2. Thủ trưởng đơn vị kiểm tra có văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả kiểm tra, đồng thời thông báo cho đơn vị được kiểm tra và các đơn vị có liên quan trong Bộ. Nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.

Thủ trưởng đơn vị kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc xử lý sau khi kiểm tra, yêu cầu đơn vị được kiểm tra khắc phục những sai phạm theo quyết định của cấp có thẩm quyền, báo cáo kết quả khắc phục sau kiểm tra với Lãnh đạo Bộ.

3. Định kỳ cuối mỗi quý, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo Bộ tình hình thực hiện các văn bản, các công việc được Lãnh đạo Bộ giao theo thẩm quyền ở đơn vị mình.

4. Văn phòng Bộ tổng hợp chung, báo cáo tình hình kiểm tra việc thi hành các văn bản, các công việc được Lãnh đạo Bộ giao tại Hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm và Hội nghị tổng kết công tác hàng năm của Bộ.

Trên đây là nội dung quy định về việc kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của Bộ Công thương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2385/QĐ-BCT năm 2013.

Trân trọng!

Bộ Công Thương
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Danh mục sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký hóa chất theo thông tư số 28 ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về việc siết quản lý nhập khẩu ô tô
Hỏi đáp pháp luật
Lập website bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về việc kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về quy định bảo hành sản phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời việc bàn giao lưới điện nông thôn
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương sẽ có hướng dẫn về thủ tục cấp C/O ưu đãi
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong kinh doanh mũ bảo hiểm
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Công Thương
Thư Viện Pháp Luật
182 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Công Thương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào