Các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các cuộc họp nào?
Các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ được quy định từ Điều 20 đến Điều 26 Quy định chế độ họp trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 114/2006/QĐ-TTg như sau:
Điều 20. Các loại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ
1. Họp giao ban của Thủ tướng Chính phủ với các Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Họp tham mưu, tư vấn.
3. Họp làm việc.
4. Họp triển khai nhiệm vụ công tác lớn, quan trọng.
5. Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề.
Điều 21. Cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các Phó Thủ tướng Chính phủ
1. Hàng tuần, Thủ tướng Chính phủ có một cuộc họp giao ban với các Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Khi cần thiết, để xử lý những công việc phức tạp, Thủ tướng Chính phủ có cuộc họp làm việc với các Phó Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được tham dự các cuộc họp quy định tại các khoản 1 và 2 điều này.
Điều 22. Cuộc họp để xử lý những vấn đề quan trọng liên ngành vượt quá thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1. Đối với những vấn đề quan trọng liên ngành vượt quá thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ mà không cần thiết phải thành lập tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành của Thủ tướng Chính phủ để giải quyết, thì có thể tổ chức cuộc họp làm việc của Thủ tướng Chính phủ với thủ trưởng các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan để Thủ tướng thực hiện sự điều phối giải quyết theo thẩm quyền.
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ có cuộc họp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo xử lý, giải quyết những vấn đề quan trọng của Bộ, ngành hoặc của địa phương.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thể được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền chủ trì các cuộc họp theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này để giúp Thủ tướng Chính phủ điều hoà, phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương giải quyết vụ việc; báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản về kết quả cuộc họp.
Điều 23. Việc tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác lớn, quan trọng của Chính phủ
1. Để tổ chức quán triệt, triển khai những chủ trương, chính sách lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước về quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chỉnh phủ có thể quyết định tổ chức hội nghị toàn quốc có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phương.
2. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ từ hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương liên quan chuẩn bị địa điểm, nội dung, chương trình của hội nghị.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổng hợp kết quả của hội nghị và ra văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 24. Việc tổ chức cuộc họp sơ kết, tổng kết chuyên đề của Chính phủ
1. Cuộc họp sơ kết, tổng kết chuyên đề của Chính phủ được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Việc sơ kết, tổng kết chuyên đề đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện những chủ trương, chính sách quan trọng;
b) Khi cần thiết để đánh giá tình hình và kết quả sau một thời gian nhất định thực hiện thí điểm những chủ trương, chính sách quản lý lớn, quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thử trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan có thể được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm chủ trì tổ chức cuộc họp sơ kết, tổng kết chuyên đề của Chính phủ và báo cáo kết quả cuộc họp bằng văn bản cho Thủ tướng Chính phủ.
Điều 25. Văn phòng Chính phủ đề nghị tổ chức cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ
1. Để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong việc giải quyết những công việc thuộc chức năng, thẩm quyền, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thể đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định tổ chức cuộc họp tham mưu, tư vấn hoặc họp làm việc của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cuộc họp nói tại khoản 1 Điều này có thể do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì theo sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ hàng năm, hàng tháng và hàng tuần trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Thẩm tra và trình Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các cuộc họp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 22 của Quy định này.
Nếu Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức cuộc họp theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì Văn phòng Chính phủ trả lời bằng văn bản cho người đề nghị trong thời hạn 01 ngày làm việc sau khi có quyết định của Thủ tướng.
3. Thẩm tra, tóm tắt các đề án, dự án hoặc vấn đề thuộc nội dung cuộc họp. Lựa chọn, đề xuất để Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề cần thiết phải đưa ra cuộc họp xử lý, những vấn đề không cần thiết phải đưa ra cuộc họp mà được xử lý bằng các hình thức khác. Phát biểu quan điểm và ý kiến độc lập của Văn phòng Chính phủ trong việc xử lý vấn đề có liên quan.
4. Bố trí các cuộc họp một cách hợp lý, tiết kiệm thời gian và kinh phí phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ trong từng thời điểm.
5. Chủ trì, phối hợp hoặc đôn đốc các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị đầy đủ tài liệu, văn bản bảo đảm đúng nội dung và yêu cầu của cuộc họp.
6. Tham dự hoặc cử cấp dưới tham dự cuộc họp.
7. Tổ chức ghi biên bản, ghi âm nội dung cuộc họp.
8. Thông báo bằng văn bản ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp.
9. Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp.
Trên đây là nội dung quy định về các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 114/2006/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?