Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác là gì?

Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Minh Quân, sống tại Ninh Bình. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực quốc phòng. Tôi đang tìm hiểu về nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác nhưng tôi chưa tìm được văn bản quy định. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác là gì? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)     

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT (có hiệu lực ngày 15/09/2017) quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì vấn đề này được quy định như sau: 

Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác có nhiệm vụ là:

a) Thực hiện theo lệnh của chủ tàu để đưa tàu vào khai thác, ngừng khai thác hoặc sửa chữa hay giải bản;

b) Trước mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải có những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn và an ninh cho người, tàu và hàng hóa trên tàu, kể cả vật tư kỹ thuật, nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm của tàu;

c) Phân công cụ thể cho đại phó và máy trưởng tiến hành chuẩn bị mọi mặt để tàu khởi hành an toàn đúng giờ quy định;

d) Kiểm tra việc chuẩn bị hải đồ, các tài liệu hàng hải khác liên quan đến toàn bộ chuyến đi của tàu;

đ) Nắm vững tình hình diễn biến thời tiết trong khu vực tàu sẽ đi qua, lập kế hoạch chuyến đi và vạch hướng đi trên hải đồ có tính toán đầy đủ ảnh hưởng của các điều kiện địa lý, khí tượng - thủy văn hàng hải và các yếu tố khác;

e) Kiểm tra việc xếp dỡ hàng hóa theo sơ đồ hàng hóa để bảo đảm số lượng và chất lượng của hàng hóa, đặc biệt chú ý xếp dỡ và vận chuyển hàng rời, hàng nguy hiểm trên tàu. Trường hợp tận dụng dung tích và trọng tải của tàu thì phải đảm bảo tính ổn định và an toàn của tàu;

g) Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng phải biết được tình hình công việc chuẩn bị của tàu, kiểm tra sự có mặt của thuyền viên và những người khác còn ở trên tàu;

h) Trường hợp có thuyền viên của tàu vắng mặt, để bảo đảm cho tàu xuất phát đúng giờ, thuyền trưởng phải kịp thời thông báo cho cảng vụ hàng hải, chủ tàu nếu tàu đậu ở các cảng trong nước hoặc thông báo cho đại lý, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam nếu tàu đậu ở cảng nước ngoài biết họ tên, chức danh và thời gian đi bờ của thuyền viên đó. Đồng thời, phải áp dụng mọi biện pháp để thuyền viên này kịp trở về tàu hoặc đón tàu ở cảng sắp đến, nếu sự vắng mặt của thuyền viên đó không ảnh hưởng đến an toàn của tàu;

i) Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tiếp nhận các khiếu nại của thuyền viên và giải quyết theo thẩm quyền quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT.

Trân trọng!        

Thuyền trưởng
Hỏi đáp mới nhất về Thuyền trưởng
Hỏi đáp Pháp luật
Thuyền trưởng có địa vị pháp lý như thế nào? Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển có trách nhiệm gì trong phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường trên biển?
Hỏi đáp pháp luật
GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì thì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng các loại phương tiện thủy nội địa nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền viên là gì? Loại phương tiện nào phải có thuyền trưởng?
Hỏi đáp pháp luật
Loại phương tiện nào phải có thuyền trưởng
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không mang theo chứng chỉ hành nghề khi lái tàu bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy chứng nhận chuyên môn của thuyền trưởng tàu thủy nội địa không đúng với phương tiện điều khiển phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt trường hợp thuyền viên tàu thủy nội địa theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng nhì mà không có chứng chỉ chuyên môn
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt trường hợp thuyền viên tàu thủy nội địa theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng ba mà không có chứng chỉ chuyên môn
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt trường hợp thuyền viên tàu thủy nội địa theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng nhất mà không có chứng chỉ chuyên môn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuyền trưởng
255 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuyền trưởng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuyền trưởng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào