Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính gồm những gì?
Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cấp ý kiến pháp lý như sau:
Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính gồm:
a) Công văn đề nghị Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý (bản chính);
b) Thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính (bản chính hoặc bản sao);
c) Văn bản ủy quyền đàm phán, ký thỏa thuận vay (bản chính hoặc bản sao) (nếu có);
d) Phê duyệt của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận vay (bản chính hoặc bản sao);
đ) Ý kiến đánh giá của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý về tính hợp pháp của các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý (bản chính);
e) Các tài liệu khác cần thiết cho việc cấp ý kiến pháp lý;
g) Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu nêu trên trong trường hợp các tài liệu này được làm bằng tiếng nước ngoài.
Trên đây là nội dung tư vấn về thành phần hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỷ giá Yên Nhật VND tháng 11/2024 là bao nhiêu? Nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán giao ngay (spot) của đồng Việt Nam với các tỷ giá Yên Nhật là gì?
- Chính thức Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 Nhà nước của cán bộ công chức viên chức, người lao động từ ngày nào đến ngày nào?
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)?