Bộ Nội vụ kiểm tra việc thực hiện văn bản như thế nào?
Kiểm tra việc thực hiện văn bản được quy định tại Điều 14 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
1. Đơn vị tự kiểm tra:
a) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có trách nhiệm thường xuyên tổ chức tự kiểm tra việc thi hành các văn bản, công việc được giao tại đơn vị, phát hiện các vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời;
b) Định kỳ hàng tháng và trong trường hợp cần thiết, Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ báo cáo Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực chuyên môn tình hình thực hiện các văn bản, các công việc được Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng giao theo thẩm quyền của đơn vị mình.
2. Bộ tiến hành kiểm tra:
a) Bộ tiến hành kiểm tra bằng những hình thức sau:
- Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các công chức, viên chức được giao nhiệm vụ kiểm tra tiến hành làm việc trực tiếp tại đơn vị cần kiểm tra để nắm tình hình;
- Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ báo cáo bằng văn bản về tình hình và kết quả thực hiện các văn bản, công việc được giao;
- Bộ trưởng uỷ quyền cho Người đứng đầu đơn vị cấp Vụ, Cục, Ban chủ trì việc kiểm tra hoặc quyết định thành lập các đoàn kiểm tra việc thi hành các văn bản trong từng lĩnh vực công việc cần tập trung chỉ đạo trong từng thời kỳ. Đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng đề cương kiểm tra, trình Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực phê duyệt và triển khai thực hiện;
- Kiểm tra thông qua tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện (hình thức này được áp dụng đối với những chương trình, dự án lớn);
- Hình thức khác do Bộ trưởng quyết định.
b) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ sau khi tiến hành kiểm tra phải có văn bản báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách kết quả kiểm tra, đồng thời có văn bản thông báo cho đơn vị được kiểm tra và các đơn vị có liên quan trong Bộ biết. Nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định;
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc xử lý sai phạm sau khi kiểm tra (nếu có), đồng thời yêu cầu đơn vị được kiểm tra khắc phục những sai phạm theo quyết định của cấp có thẩm quyền, báo cáo kết quả khắc phục sau kiểm tra với Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực.
c) Văn phòng Bộ tổng hợp chung, báo cáo bằng văn bản với Bộ trưởng, Thứ trưởng tình hình kiểm tra việc thi hành các văn bản, các công việc được Bộ trưởng, Thứ trưởng giao hoặc tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và Hội nghị tổng kết công tác năm của Bộ.
Trên đây là nội dung quy định về kiểm tra việc thực hiện văn bản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?