Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của cấp phó của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 8 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
- Cấp phó của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ giúp Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách, thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác do Người đứng đầu phân công và chịu trách nhiệm trước Người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.
- Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng làm việc và phân công trực tiếp cho cấp phó của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, thì cấp phó của Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm thi hành ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Thứ trưởng và sau đó báo cáo kịp thời với Người đứng đầu cơ quan, đơn vị mình.
- Cấp phó của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Người đứng đầu cơ quan, đơn vị về các đề xuất của mình và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ được giao.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của cấp phó của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?