Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định tại Điều 15 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:
Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 12 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:
1. Căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với chỉ dẫn địa lý có thể được áp dụng một cách thích hợp tương tự như cách áp dụng căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu được bảo hộ.
2. Sản phẩm, hàng hóa vi phạm có thể là:
a) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nhưng không đáp ứng điều kiện về chất lượng đặc thù mang chỉ dẫn địa lý đó;
b) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhưng không được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả trường hợp sản phẩm đó có các thông số tương ứng về chất lượng, quy trình sản xuất và quản lý sản phẩm;
c) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự chỉ dẫn địa lý được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ và đáp ứng các điều kiện chất lượng đặc thù nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm đó không được tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý đó cấp phép sử dụng chỉ dẫn địa lý;
d) Sản phẩm tương tự mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý và/hoặc gây hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của sản phẩm, bất kể nơi sản xuất sản phẩm đó có thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không.
Trên đây là nội dung câu trả lời về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quan điểm chính trị gây hậu quả ít nghiêm trọng là bao lâu?
- Tổ chức Đảng bị áp dụng hình thức kỷ luật giải tán tổ chức Đảng với mọi hành vi vi phạm quy định về quốc phòng, an ninh, đối ngoại đúng không?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên? Việc kiểm điểm đảng viên về nội dung phẩm chất, đạo đức được thực hiện như thế nào?
- Hành vi vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng bị xử lý khiển trách trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào đảng viên được phép sinh hoạt đảng chính thức tại nơi tạm trú?