Phương pháp dùng lửa (hỏa chế) để chế biến các vị thuốc cổ truyền
Dùng lửa để chế biến các vị thuốc cổ truyền là một phương pháp phức chế trong quá trình chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm thay đổi tính dược, tạo tác dụng mới; tạo mùi thơm cho vị thuốc cổ truyền; hạn chế tác dụng không mong muốn của vị thuốc cổ truyền; bảo quản vị thuốc cổ truyền. Hoạt động dùng lửa để chế biến các vị thuốc cổ truyền phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.
Phương pháp dùng lửa (hỏa chế) để chế biến các vị thuốc cổ truyền được quy định tại Điều 10 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Thay đổi tính dược, tạo tác dụng mới;
b) Tạo mùi thơm cho vị thuốc cổ truyền;
c) Hạn chế tác dụng không mong muốn của vị thuốc cổ truyền;
d) Bảo quản vị thuốc cổ truyền.
2. Phương pháp chế biến dùng lửa bao gồm
a) Phương pháp sao
- Sao trực tiếp không có phụ liệu;
- Sao trực tiếp có phụ liệu (Chích);
- Sao gián tiếp.
b) Phương pháp nung
c) Phương pháp hỏa phi;
d) Phương pháp nướng.
Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp dùng lửa (hỏa chế) để chế biến các vị thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?
- Bỏ thi tuyển sinh lớp 6 tại trường chất lượng cao từ năm 2025?
- Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất khác nhau hay giống nhau?