Người tham gia tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực hải quan
Người tham gia tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực hải quan được quy định tại Khoản 1 Mục 3 Phần I Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia thủ tục hành chính tại Tòa án của cơ quan hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2587/QĐ-TCHQ năm 2017 Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành như sau:
Người tham gia tố tụng hành chính là những cá nhân hay tổ chức tham gia vào việc giải quyết vụ án hành chính với tư cách là cá nhân hay tổ chức độc lập, có những quyền và nghĩa vụ nhất định, thực hiện các hành vi tố tụng trong quá trình Tòa án xem xét, giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Người tham gia tố tụng hành chính bao gồm hai nhóm: nhóm đương sự và nhóm những người tham gia tố tụng khác.
Nhóm đương sự bao gồm đương sự (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) và người đại diện hợp pháp của đương sự.
Nhóm những người tham gia tố tụng khác bao gồm, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
a) Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính tại Tòa án có thẩm quyền.
b) Người bị kiện là cơ quan Hải quan, người có thẩm quyền trong cơ quan Hải quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình yêu cầu hoặc được đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
đ) Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng.
e) Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần được giám định, được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
g) Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Trên đây là nội dung tư vấn về người tham gia tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2587/QĐ-TCHQ năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?