Hành vi lập chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 54/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì:
Việc xử phạt hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP. Một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng con dấu giả hoặc giả chữ ký của người có thẩm quyền ký; sửa đổi trái phép nội dung hoặc số tiền trên hồ sơ, chứng từ chi ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước;
b) Làm giả các loại hồ sơ, chứng từ có liên quan (hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hóa đơn thu tiền và các tài liệu khác liên quan đến khoản chi) gửi Kho bạc Nhà nước đề nghị chi ngân sách nhà nước.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 48 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm bị phát hiện sau khi Kho bạc Nhà nước đã thực hiện thanh toán, chi trả.
Trên đây là nội dung tư vấn về hành vi lập chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 54/2014/TT-BTC.
Trân trọng!

- Hợp đồng không đúng hình thức có bị vô hiệu hay không? Khi hợp đồng vô hiệu thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- Có thể thực hiện thanh toán bằng USDT tại thị trường Việt Nam được không?
- Khi nào thì một người bị tuyên bố là mất tích? Có được quyền ly hôn với người mất tích không?
- Chỉ thị 16 tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc?
- Quốc hội là gì? Quốc hội Việt Nam có nhiệm vụ, vị trí như thế nào trong bộ máy chính quyền nhà nước ta?