-
Công ty cổ phần
-
Vốn của công ty cổ phần
-
Thành lập công ty cổ phần
-
Điều lệ công ty cổ phần
-
Cổ phần
-
Ban kiểm soát công ty cổ phần
-
Giải thể công ty cổ phần
-
Hội đồng quản trị công ty cổ phần
-
Giám đốc công ty cổ phần
-
Cổ đông
-
Tổng giám đốc công ty cổ phần
-
Trái phiếu công ty cổ phần
-
Cổ phiếu công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty cổ phần
-
Đăng ký đổi tên công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần
-
Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết
-
Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết
-
Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
-
Thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài
-
Công ty cổ phần phá sản

Đối chiếu tài sản và các khoản nợ khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 127/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì:
Việc kiểm kê, đánh giá, phân loại tài sản là vốn bằng tiền, tài sản cho thuê tài chính và các khoản công nợ tại Ngân hàng Thương mại Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa được thực hiện như sau:
1. Kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi (tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu) như sau:
a) Kiểm kê chi tiết từng khoản trên sổ kế toán.
b) Đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi của khách hàng là pháp nhân.
c) Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, chứng chỉ tiền gửi có thể không thực hiện đối chiếu với khách hàng, nhưng phải đối chiếu với thẻ lưu. Đối với một số trường hợp cụ thể (có số dư tiền gửi lớn hoặc có chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với thẻ lưu) thì thực hiện đối chiếu trực tiếp với khách hàng.
2. Đối chiếu tài sản là dư nợ tín dụng (kể cả dư nợ được theo dõi ngoài bảng) như sau:
a) Căn cứ hồ sơ tín dụng của từng khách hàng tại ngân hàng thương mại để lập danh sách những khách hàng còn dư nợ tín dụng và số dư nợ tín dụng của từng khách hàng, chi tiết theo từng hợp đồng tín dụng.
b) Đối chiếu giữa số liệu xác định theo hồ sơ tín dụng với số liệu hạch toán trên sổ kế toán của ngân hàng thương mại; đối chiếu dư nợ tín dụng với từng khách hàng để có xác nhận của khách hàng về số dư nợ tín dụng.
Đối với khách hàng là cá nhân, trường hợp không tổ chức đối chiếu được với khách hàng thì ngân hàng thương mại phải đối chiếu với thẻ lưu.
c) Trường hợp có sự chênh lệch số liệu giữa hồ sơ tín dụng với sổ kế toán và xác nhận của khách hàng thì ngân hàng thương mại phải làm rõ nguyên nhân chênh lệch và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Phân loại các khoản nợ phải thu tồn đọng đủ điều kiện được xử lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Đối với các tài sản cho thuê tài chính: phải thực hiện đối chiếu với từng khách hàng, xác định rõ số nợ còn phải trả của từng tài sản cho thuê tài chính.
Trên đây là nội dung tư vấn về đối chiếu tài sản và các khoản nợ khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 127/2014/TT-BTC.
Trân trọng!

- Quan hệ tự nguyện cùng bạn gái 17 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự? Cưỡng ép bạn gái 17 tuổi quan hệ thì cấu thành phạm tội gì?
- Trường hợp nào đương nhiên được xóa án tích? Thủ tục xóa án tích thực hiện như thế nào?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thôi việc thì được giải quyết chế độ như thế nào?
- Sắp tới Bộ Công an sẽ cắt giảm thủ tục hành chính lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy?
- Các trường hợp tự gây thương tích cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự?