Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước phải tuân thủ các nội dung nào?

Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước phải tuân thủ các nội dung nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Phương Linh, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Tôi đang tìm kiếm một số nội dung pháp lý trong lĩnh vực này. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước phải tuân thủ các nội dung nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)    

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì việc lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước phải tuân thủ các nội dung sau:

1. Việc lập dự toán ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc về cân đối ngân sách nhà nước, các căn cứ, yêu cầu theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn quy định tại Điều 10 của Thông tư này.

2. Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ:

a) Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 23 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

b) Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương lập dự toán thu, chi ngân sách trực tiếp quản lý, sử dụng; xem xét và tổng hợp dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, gửi báo cáo dự toán ngân sách nhà nước, chi tiết chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chi, chi dự trữ quốc gia, chi viện trợ (nếu có), chi tiết từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách tới Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu (đối với phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu).

Căn cứ vào đặc điểm của đơn vị và quy định về thời gian gửi dự toán ngân sách quy định tại điểm này, đơn vị dự toán cấp I ở trung ương quy định thời gian lập và gửi báo cáo đối với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc cho phù hợp;

c) Các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách trực tiếp quản lý, sử dụng; xem xét và tổng hợp dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, gửi báo cáo dự toán ngân sách nhà nước, chi tiết chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, chi tiết từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách tới cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

Thời gian gửi báo cáo của các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, bảo đảm thời gian tổng hợp, gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều này.

3. Các Cục Thuế, Cục Hải quan lập dự toán thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

4. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí phải lập dự toán thu từng loại phí, lệ phí, chi tiết tổng số thu, số nộp ngân sách, số được khấu trừ và trích lại theo quy định của pháp luật, chi tiết từng loại phí, lệ phí và chi ngân sách của cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổng hợp, gửi đơn vị dự toán cấp I tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

5. Lập dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu:

a) Căn cứ số kiểm tra chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu do Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo; cơ quan quản lý chương trình hướng dẫn mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình năm dự toán cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu (chi tiết chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng nhiệm vụ, dự án) gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý chương trình trước ngày 20 tháng 7 hằng năm;

c) Trên cơ sở đề xuất của cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính thức mức vốn, kinh phí cho từng chương trình năm dự toán;

d) Cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu xây dựng phương án phân bổ vốn, kinh phí cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và địa phương (chi tiết chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng nhiệm vụ, dự án), gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 8 hằng năm.

6. Các địa phương khi lập dự toán ngân sách địa phương ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này, còn thực hiện thêm như sau:

a) Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách:

Căn cứ nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách ở địa phương để làm căn cứ cho các cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới lập dự toán chi ngân sách, chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, xác định số bổ sung cân đối ngân sách hoặc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu ngân sách phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; xác định số bội thu, bội chi ngân sách địa phương, số chi trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc (nếu có); tổng mức vay, bao gồm vay trả nợ gốc và vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương (nếu có), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo các cơ quan theo quy định tại điểm d khoản này.

Cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan tổ chức thảo luận dự toán với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để xác định dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách;

b) Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách: Căn cứ tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và dự toán của các cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương chi tiết chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chi, chi trả nợ lãi, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách; bội thu, bội chi ngân sách địa phương, số chi trả nợ gốc và nguồn chi trả nợ gốc (nếu có); tổng mức vay, bao gồm vay trả nợ gốc, vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương (nếu có), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo các cơ quan theo quy định tại điểm d khoản này.

Cơ quan tài chính cấp trên chỉ tổ chức thảo luận dự toán ngân sách với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp dưới;

c) Hằng năm, căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, hạn mức dư nợ vay theo quy định và nhu cầu vốn đầu tư phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán bội chi ngân sách và phương án vay, trả nợ của ngân sách cấp tỉnh, bao gồm các nội dung sau:

Dự toán bội chi ngân sách địa phương; dự kiến tổng mức vay trong năm (bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc) chi tiết theo nguồn vay (vay từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ nguồn Chính phủ vay về cho địa phương vay lại theo đúng cam kết giải ngân, vay từ các nguồn trong nước khác), chi phí vay (lãi suất, phí và chi phí khác có liên quan); nhiệm vụ chi trả nợ đến hạn phát sinh trong năm dự toán (bao gồm trả nợ gốc, nợ lãi, phí và chi phí khác có liên quan); dự kiến nguồn trả nợ; cân đối ngân sách cấp tỉnh năm hiện hành, năm dự toán và khả năng trả nợ của ngân sách các năm tiếp theo; dư nợ vốn vay của địa phương đến ngày 31 tháng 12 năm trước và năm dự toán ngân sách không vượt mức dư nợ vay theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ phương án vay vốn.

Dự án đầu tư đề nghị sử dụng từ nguồn vốn vay phải nằm trong danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (đối với các năm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn) hoặc dự kiến nằm trong danh mục đầu tư công trung hạn để trình cấp có thẩm quyền quyết định (đối với năm đầu của kế hoạch đầu tư công trung hạn) và bảo đảm thủ tục đầu tư theo quy định;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trước ngày 20 tháng 7 hằng năm;

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương hằng năm phù hợp với quy định về yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách địa phương.

7. Lập kế hoạch tài chính các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách:

a) Cơ quan trực tiếp quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách lập kế hoạch thu, chi tài chính quỹ và nhu cầu hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định tại khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 12 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tổng hợp cùng với dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;

b) Cơ quan dự toán cấp I tổng hợp nhu cầu hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách (nếu có) vào dự toán ngân sách nhà nước và lập báo cáo riêng về kế hoạch thu, chi tài chính các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý, gửi cơ quan tài chính cùng cấp;

c) Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập kế hoạch thu, chi tài chính quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp và nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, lập phương án phân bổ chi tiết dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương (bao gồm dự toán chi đầu tư phát triển từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu) gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 8 hằng năm.

9. Bộ Tài chính tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 22 và Điều 26 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

10. Việc lập lại dự toán ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 163/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ.

Trên đây là nội dung tư vấn về lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 342/2016/TT-BTC.

Trân trọng!  

Ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân sách nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước là gì? Quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện ngân sách nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án phát triển sản xuất cộng đồng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu C2-05a Mẫu Giấy nộp trả kinh phí mới nhất theo Thông tư 19?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước có nằm trong nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã chương, loại khoản, tiểu mục nộp thuế cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã Chương 757 tiểu mục 4944 là gì? Quy định về Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Chương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy rút dự toán ngân sách theo Nghị định 11 năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân sách nhà nước
1,091 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào