Phát triển du lịch bền vững là gì?

Phát triển du lịch bền vững là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng trong lĩnh vực đánh bắt hải sản. Tình cờ đọc báo, tôi thấy trong một số bài viết về lĩnh vực du lịch có đề cập đến xu hướng phát triển du lịch bền vững nhưng lại không diễn đạt rõ nội dung. Tôi thắc mắc vậy phát triển du lịch bền vững là gì? Vấn đề này tôi có thể tìm hiểu thêm tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Cao Văn Được (0167****)

Như chúng ta đã biết, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Phát triển du lịch bền vững được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Hay nói một cách đơn giản nhất, du lịch được coi là phát triển bền vững khi nền du lịch đó tốt cho đất nước lúc này và còn bền vững dài lâu mai sau. 

Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải:

- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trongphát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.

- Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống  đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.

- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.

Trên thực tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên, hiện tại du lịch nước ta vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Ô nhiễm về môi trường, các sản phẩm du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo, du lịch còn làm ăn manh mún, tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm phát triển du lịch bền vững. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Du lịch 2017. 

Trân trọng!

Phát triển du lịch
Hỏi đáp mới nhất về Phát triển du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Việc phát triển ngành du lịch theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp pháp luật
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các loại quy hoạch phát triển du lịch được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung quy hoạch phát triển du lịch được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Những hoạt động phát triển du lịch nào được hưởng chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động phát triển du lịch nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phát triển du lịch bền vững là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phát triển du lịch
Thư Viện Pháp Luật
344 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phát triển du lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển du lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào