Nội dung thẩm định phương án bổ sung về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2015/TT-BTNMT về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì nội dung thẩm định phương án bổ sung về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được quy định như sau:
1. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này, trình tự, thủ tục thẩm định được thực hiện theo trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan thường trực thẩm định phương án, phương án bổ sung (sau đây gọi là cơ quan thường trực thẩm định phương án) thực hiện các nội dung sau:
a) Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: Hồ sơ được coi là hợp lệ khi có cả ý kiến đồng thuận của cơ quan thường trực thẩm định phương án;
b) Thành lập hội đồng thẩm định: Thành phần hội đồng thẩm định phải bao gồm cả thành phần hội đồng thẩm định phương án quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án, phương án bổ sung được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5B ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tổ chức các hoạt động kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện trong trường hợp có đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định phương án;
d) Tổ chức họp hội đồng thẩm định: Biên bản họp hội đồng thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6B ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thẩm định phương án, phương án bổ sung được thực hiện theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Hoạt động của hội đồng thẩm định phương án, phương án bổ sung (sau đây gọi tắt là hội đồng thẩm định) quy định tại Mục 2 Chương này. Trình tự thẩm định như sau:
a) Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực thẩm định phương án có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5A ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc cơ quan thường trực thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày thành lập hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định phương án tiến hành các hoạt động: kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng tại địa điểm thực hiện phương án, phương án bổ sung và khu vực kế cận; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện các nội dung của phương án, phương án bổ sung;
c) Trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các nội dung quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản 2 Điều này, cơ quan thường trực thẩm định phương án tổ chức họp hội đồng thẩm định. Biên bản họp hội đồng thẩm định, bản nhận xét phương án, phương án bổ sung, phiếu đánh giá phương án, phương án bổ sung được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6A, Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Trong thời hạn 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định phương án thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân;
đ) Sau khi nhận thông báo kết quả thẩm định, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
- Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung phương án, phương án bổ sung trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 8 Thông tư này. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo kết quả thẩm định. Thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện không tính vào thời gian thẩm định, phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này. Quá thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, tổ chức, cá nhân phải lập lại phương án, phương án bổ sung;
- Lập lại phương án, phương án bổ sung và nộp lại trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 8 Thông tư này; trình tự thẩm định được thực hiện như đối với trường hợp nộp hồ sơ lần đầu.
Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung thẩm định phương án bổ sung về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 38/2015/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?