Quy định về chức danh biên tập viên hạng I

Quy định về chức danh biên tập viên hạng I? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thanh Ngân. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh biên tập viên hạng I? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (01659***) 

Chức danh biên tập viên hạng I được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ ban hành như sau:

1. Nhiệm vụ:

a) Nhiệm vụ trong lĩnh vực báo chí:

- Chủ trì xây dựng phương hướng, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài, kịch bản, tác phẩm văn học theo phương hướng, kế hoạch và yêu cầu của đơn vị;

- Chủ trì tổ chức, tuyển chọn, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung các bản thảo thuộc lĩnh vực được phân công;

- Tổ chức viết tin, bài, lời nói đầu, lời tựa, bài phê bình, giới thiệu chuyên Mục do mình phụ trách;

- Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất;

- Tổ chức viết nội dung tuyên truyền, quảng bá, quảng cáo những tác phẩm thuộc lĩnh vực mình phụ trách; tổ chức Điều tra, nghiên cứu dư luận của người xem, người đọc, người nghe, người phê bình về nội dung và hình thức các tác phẩm, bài viết thuộc lĩnh vực được phân công, đề xuất biện pháp xử lý;

- Chủ trì đội ngũ cộng tác viên, tạo Điều kiện để tác giả hoàn thành bản thảo;

- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ biên tập; soạn thảo nội dung các hội thảo nghiệp vụ trong và ngoài nước;

- Chủ trì xây dựng Mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho biên tập viên hạng dưới;

- Tham gia hội đồng xét duyệt chuyển hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho biên tập viên hạng dưới.

b) Nhiệm vụ trong lĩnh vực xuất bản:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch khai thác, tổ chức đề tài bản thảo theo định hướng của nhà xuất bản (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn);

- Xây dựng đề tài, bản thảo trọng tâm, trọng Điểm theo chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo thuộc lĩnh vực được phân công;

- Chỉ đạo việc phối hợp giữa Biên tập viên các bộ phận mĩ thuật, chế bản để đưa bản thảo đi in có nội dung, minh họa, thiết kế, chế bản đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng xuất bản phẩm;

- Tổ chức xây dựng đội ngũ tác giả, cộng tác viên chiến lược của nhà xuất bản;

- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ biên tập - xuất bản; soạn thảo nội dung cho Hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành trong và ngoài nước;

- Chủ trì xây dựng Mục tiêu, nội dung, tài liệu được phân công để bồi dưỡng nghiệp vụ biên tập cho Biên tập viên hạng thấp hơn.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt đại học chuyên ngành báo chí, xuất bản trở lên;

b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);

d) Có bằng tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị;

đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Biên tập viên hạng I.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; những thành tựu mới, các sự kiện quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội;

b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa, nghệ thuật; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc biên tập;

c) Đã chủ trì biên tập ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tương đương);

d) Viên chức thăng hạng từ chức danh Biên tập viên hạng II lên chức danh Biên tập viên hạng I phải có thời gian giữ chức danh Biên tập viên hạng II và tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm, trong đó có ít nhất 02 (hai) năm giữ chức danh Biên tập viên hạng II.

Trên đây là nội dung quy định về chức danh biên tập viên hạng I. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
261 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào