Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Nội vụ trong lĩnh vực chính quyền địa phương
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Nội vụ trong lĩnh vực chính quyền địa phương được quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Cụ thể bao gồm:
a) Trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính và giải quyết tranh chấp địa giới đơn vị hành chính;
b) Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề nghị điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; tham dự các phiên họp định kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khi cần thiết tham dự các cuộc họp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn về lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới đơn vị hành chính hoặc chương trình làm việc toàn khóa, hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử, các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia và của các cơ quan trung ương, định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo tiến độ thực hiện công tác bầu cử;
đ) Tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp về phương thức tổ chức và hoạt động, việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
e) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định về số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; hướng dẫn tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố;
g) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định về tiêu chí, điều kiện, quy trình thủ tục công nhận xã đảo, xã an toàn khu, vùng an toàn khu; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận xã đảo, xã an toàn khu, vùng an toàn khu;
h) Thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; thành viên Ủy ban nhân dân các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; số lượng và kết quả phân loại đơn vị hành chính các cấp.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Nội vụ trong lĩnh vực chính quyền địa phương. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 34/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?