Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại

Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Trọng Trương, em đang là sinh viên năm cuối tại ĐH Ngoại thương TPHCM. Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em, cụ thể phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0169***)

Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 105 Luật Quản lý ngoại thương 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:

1. Chính sách xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt động ngoại thương được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Hoạt động của các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại trong nước;

b) Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài;

c) Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

d) Hoạt động của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài, của đại diện thương mại.

2. Các hoạt động phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại bao gồm:

a) Xây dựng, thực hiện các chương trình, hoạt động cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia về sản phẩm, hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;

b) Xây dựng, thực hiện các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa địa phương do chính quyền địa phương thực hiện nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;

c) Thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam;

d) Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;

đ) Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

e) Đào tạo, nâng cao năng lực thương nhân trong xúc tiến thương mại, phát triển thị trường;

g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

3. Các hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập, tham gia tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có liên quan.

4. Trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ quan, tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trên đây là nội dung quy định về phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Trân trọng!

Xúc tiến thương mại
Hỏi đáp mới nhất về Xúc tiến thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
02 trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài từ ngày 25/03/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề xuất bổ sung đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có được thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Nghị định về hoạt động thương mại biên giới trong tháng 9/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí hỗ trợ đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam giao dịch để mua hàng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế và các loại phí nào được áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương bao gồm những hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức giải thể 01 Trạm Kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xúc tiến thương mại
Thư Viện Pháp Luật
313 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xúc tiến thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xúc tiến thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào