Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Nghị định 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên ngành, liên tỉnh, liên vùng, quốc gia và liên quốc gia về đa dạng sinh học sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
b) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chỉ tiêu quốc gia về đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn hoạt động điều tra cơ bản, kiểm kê, cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về đa dạng sinh học;
d) Lập và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thẩm định về sự phù hợp giữa quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; hướng dẫn việc lồng ghép đa dạng sinh học trong các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lãnh thổ;
đ) Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự án và tổ chức quản lý sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, khu di sản thiên nhiên thế giới theo phân công của Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gen; xây dựng, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học; lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
h) Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; danh mục loài ngoại lai xâm hại; tổ chức biên soạn Sách Đỏ Việt Nam; hướng dẫn việc bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn; hướng dẫn đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;
i) Hướng dẫn, xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc, thống kê, quản lý số liệu quan trắc, cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; chỉ đạo xây dựng và thống nhất quản lý số liệu quan trắc, cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; chủ trì lập và công bố báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học; hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương điều tra, lập báo cáo về đa dạng sinh học;
k) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
l) Hướng dẫn, kiểm tra việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học;
m) Làm đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới;
n) Chủ trì tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; huy động các nguồn lực quốc tế, tổ chức điều phối và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 36/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?