Tội trốn khi đang bị áp giải theo Bộ luật Hình sự 2015
Trốn khi đang bị dẫn giải được hiểu là hành vi của người đang bị dẫn giải đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý, giám sát của người có trách nhiệm một cách trái phép.
Theo quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) thì:
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Dấu hiệu pháp lý của tội này là:
Khách thể: Tội phạm này xâm hoạt hoạt động tư pháp.
Chủ thể: Chủ thể của tội này là người đang bị áp giải.
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện qua hành vi của người đang bị áp giãi đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý của người dẫn giải. Các thủ đoạn được thực hiện có thể là: lợi dụng sự sơ hở của người dẫn giải rồi lén lút bỏ trốn.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Hình phạt tù cao nhất áp dụng đối với tội dành này là 10 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về tội trốn khi đang bị áp giải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?