Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật Hình sự 2015

Tội trốn khỏi nơi giam, giữ được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thùy Linh, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tôi đang tìm hiểu về tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật Hình sự 2015. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi dấu hiệu pháp lý của tội này, Hình phạt tù cao nhất áp dụng với người phạm tội là gì? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

Trốn khỏi nơi giam, giữ được hiểu là hành vi của người đang bị giam, giữ đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý, giám sát của người có trách nhiệm một cách trái phép.

Theo quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) thì:

1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.

Dấu hiệu pháp lý của tội này là:

Khách thể: Tội phạm này xâm hoạt hoạt động tư pháp.

Chủ thể: Chủ thể của tội này là người đang bị tạm giữ, tạm giam.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện qua hành vi của người đang bị giam, giữ đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý của người canh gác. Các thủ đoạn được thực hiện có thể là: lợi dụng sự sơ hở của người canh gác, quản lý rồi lén lút trốn khỏi nơi giam, giữ. Người bị giam, giữ, là người đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị giam để chấp hành hình phạt ở các trại giam, trại lao động, cải tạo, đang có mặt tại nơi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Hình phạt tù cao nhất áp dụng đối với tội dành này là 10 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Hình sự 2015.

Trân trọng!

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Hỏi đáp pháp luật
Công an triệu tập nhiều lần nhưng không thực hiện thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khai báo gian dối trong vụ án hình sự thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi khai báo gian dối thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội thuộc theo khoản 1 Điều 312 BLHS (tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội thuộc theo khoản 2 điều 312 (tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 306 BLHS (tội cản trở thi hành án)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 306 BLHS (tội cản trở thi hành án)
Hỏi đáp pháp luật
Tội cản trở thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Cản trở thi hành án, bị xử lý ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 302 BLHS (tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ)
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
1,480 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào