Tội vi phạm việc kê biên tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015

Tội vi phạm việc kê biên tài sản được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Minh Dũng, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Gần đây báo chí đề cập rất nhiều đến Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) và tôi muốn tìm hiểu một số nội dung của tội vi phạm việc kê biên tài sản theo Luật mới này. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi dấu hiệu pháp lý của tội này. Hình phạt tù cao nhất áp dụng với người phạm tội là gì? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) thì:

1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;

b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;

b) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội này là:

Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động bình thường trong lĩnh vực tư pháp.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự được cơ quan có thẩm quyền giao bảo quản tài sản bị kê biên.

Mặt khách quan: Thể hiện ở hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên. Tài sản bị kê biên là tài sản bị cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp kê biên nhằm hạn chế các quyền của chủ sở hữu tài sản để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Hình phạt tù cao nhất áp dụng đối với tội dành này là 07 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về tội vi phạm việc kê biên tài sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Hình sự 2015.

Trân trọng!

Kê biên tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kê biên tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Không áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với người nộp thuế trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể tiến hành kê biên tài sản của đương sự khi đương sự vắng mặt không?
Hỏi đáp pháp luật
Tạm đình chỉ thi hành án nên chưa xử lý tài sản đã có quyết định kê biên?
Hỏi đáp pháp luật
Tài sản vợ được tặng có bị kê biên thi hành án khi chồng phạm tội?
Hỏi đáp pháp luật
Trong trường hợp nào thì tài sản kê biên được giải tỏa
Hỏi đáp pháp luật
Bán đấu giá và không qua thủ tục đấu giá tài sản đã kê biên
Hỏi đáp pháp luật
Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức nào
Hỏi đáp pháp luật
Định giá tài lại sản kê biên
Hỏi đáp pháp luật
Định giá tài sản kê biên
Hỏi đáp pháp luật
Kê biên đồ vật đang bị khóa hoặc đóng gói
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kê biên tài sản
1,358 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào