Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn sơ thẩm vụ án hình sự
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn sơ thẩm vụ án hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 456 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
Như vậy, so với quy định trước đây về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã bổ sung thêm trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội tự thú góp phần làm cho quy định này được mở rộng hơn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thủ tục rút gọn được áp dụng khi có một trong các điều kiện:
- Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
- Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn sơ thẩm vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?